dimanche 13 décembre 2020

Tìm hiểu về ngôn ngữ "bislama" của quốc đảo Vanuatu

 

TÌM HIỂU
Về Ngôn ngữ BISLAMA


ảnh Internet

Jean Van Son trích dịch và hiệu đính

 Nguồn: Wikipedia - Bislama blo yumi


LỜI NÓI ĐẦU

Từ thuở xa xưa, hồi mới chân ướt chân ráo đặt chân lên mảnh đất Tân đảo, các cụ nhà ta lạ nước lạ cái, lạc lõng giữa núi rừng hoang vu. Ù cạc cạc ngôn ngữ bất đồng. May mắn là hồi đó mỗi đồn điền đều có một ông cai hoặc ông kí làm nhiệm vụ sai bảo người làm thay cho chủ. Xin lưu ý với quý vị rằng: một số ông “cai” nguyên là tù nhân bị lưu đầy ở Noumea từ năm 1891 đã được thuyên chuyển về Tân đảo có mặt tại các đồn điền từ trước năm 1910. Cái khó ló cái khôn. Các cụ thời đó, tuổi còn rất trẻ nên việc học lỏm tiếng nói pha tạp của dân bản xứ hầu như không có gì khó khăn cả. Chả thế mà chỉ trong vòng 6 tháng các cụ đã biết nói những câu đơn giản. Nhất là gọi tên quả dừa, con dao, cái búa, con cua, con cá và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày trong đồn điền. Nhưng cũng có vài ba cụ học trước quên sau. Mãi đến khi hết hạn hợp đồng 5 năm cũng chỉ biết vẻn vẹn có mấy câu tiếng Pháp bồi mà thôi. Câu nói tiếng đen bít-la-mà các cụ nhớ nhất là câu : “oan si-môn bát-kết bơ-lông pu-tum ti-ti in sai” (wan smol basket blong putum titi insaed) có nghia là cái túi con để nhét vú vào trong. Tức là cái nịt v/ú của đàn bà. Ngày nay không còn ai nói như vậy nữa. Khi ra cửa hàng muốn mua nịt vú chỉ cần nói “bra” giống tiếng anh thôi.


Người Công nhân Phu mộ VN làm việc trong đồn điền dừa ở Tân đảo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích gợi lại kỉ niệm đi Tân thế xa xưa của các cụ. Đồng thời cũng muốn giới thiệu với quý vị và anh chị em sinh trưởng tại Tân đảo/Vanuatu biết thêm về nguồn gốc và xuất xứ của thứ tiếng pha tạp này. Tác giả được biết, có một số anh chị em sinh sống ở Tuyên quang cũng như một số Tỉnh Thành khác, thường hay trao đổi với nhau bằng thứ tiếng này. Kể cả ngoài đời cũng như trên trang mạng. Chứng tỏ, sau 60 năm rời khỏi nơi chôn rau cắt rốn, nhưng bà con ta vẫn còn nhớ cái ngôn ngữ pha tạp này. Thật tâm phục, khẩu phục.


Gặp gỡ với anh chị em VK Tuyên quang

Vậy tác giả bài viết xin trân trọng giới thiệu và tập hợp một số thông tin liên quan đến cái ngôn ngữ này để chia sẻ cùng các bạn.

Xin chân thành cảm ơn và chúc mọi người sức khỏe tốt đẹp và gặp nhiều may mắn. Để biết thêm về nguồn gốc lịch sử của thời cuộc “săn lùng chim đen” vùng Nam Thái bình dương thế kỉ 19, 20, xin mời quý vị và các bạn hãy click vào link dưới đây để mở video xem hình ảnh miêu tả sự kiện đó.

Blackbirding
https://youtu.be/m0VIgCgdqyM

Nguồn gốc của danh từ Bislama (Bichelamar).

Danh từ bislama “bichelamar” có nguồn gốc Bồ đào nha “bicho do mar” (sinh vật biển) tên gọi của một loài đỉa biển tức hải sâm (holothurie). Người Pháp gọi hải sâm là “dưa chuột biển” (Concombre de mer) vì hình thù của nó gần giống với quả dưa chuột. Nhưng thông thường trong vùng biển New Caledonia thì người ta gọi nó là đỉa biển (Biche de mer). Người Anh cũng gọi nó là dưa chuột biển “sea cucumber”. Hải sâm được người Trung quốc ưa chuộng vì đặc tính bổ dưỡng sinh lí của nó. Họ là một trong những nước tiêu thụ nhiều nhất. (Trên thực tế, JVJ đã bắt một con đỉa biển và lấy cát cọ xát mấy cái là mình nó lập tức cương cứng như gỗ). Việc buôn bán hải sâm khởi sự ở Mã lai, sau lan rộng ra vùng Nam Thái bình dương. Vào quãng giữa thế kỉ 19, các nhà buôn, những ngư dân và những kẻ thất nghiệp sinh sống tại bãi cát ven biển, hàng ngày đi nhặt nhạnh đủ mọi thứ từ sò ốc đến tất cả các loại sinh vật trong đó có hải sâm để bán lấy tiền sinh sống qua ngày. Họ được mệnh danh là “beachcombers” hoặc “tamiseurs de plages” tức thợ sàng lọc cát biển. Họ đi lùng bắt hải sâm để bán cho Trung quốc. Việc trao đổi ngôn từ pha tạp giữa các nhà hàng hải và dân địa phương thường dùng gốc tiếng Anh và một số ngôn ngữ của Bồ đào nha, Pháp. Từ đó đã hình thành một ngôn ngữ pha tạp bằng tiếng Anh bồi được phổ biến rộng rãi trong khắp vùng Châu đại dương (Melanesia). Như vậy người ta đặt tên cho ngôn ngữ pha tạp này là “bichelamar” và ngày nay gọi là bislama theo ngôn ngữ chính thức của Vanuatu.


Trang Wikipedia. Bislama là một thứ tiếng pha tạp gọi là ngôn ngữ créole (pha tap), đây là một trong các ngôn ngữ chính thức của Vanuatu. Bislama là ngôn ngữ thứ nhất của nhiều dân sống ở thành thị "ni-Vanuatu đô thị" (sống tại Port Vila và Luganville), và là ngôn ngữ thứ hai của phần dân số còn lại của nước này. Bài "Yumi, Yumi, Yumi" quốc ca Vanuatu, được hát bằng tiếng Bislama.

Trên 95% các từ trong tiếng Bislama có nguồn gốc từ tiếng Anh; phần còn lại bao gồm vài chục từ mượn của tiếng Pháp, cũng như từ các ngôn ngữ khác nhau ở Vanuatu, chủ yếu là tên gọi thực vật và động vật.[1]. Bislama về cơ bản có thể coi là một ngôn ngữ với từ vựng tiếng Anh và ngữ pháp châu Đại Dương.[2


LỊCH SỬ

Trong nửa đầu thế kỉ 19, vùng biển Polynesia là nơi hội tụ quan trọng của ngành săn bắt cá voi. Rất đông người dân bản địa đã gia nhập đội ngũ công nhân trên các tầu săn bắt cá voi này. Đó là cơ hội nẩy sinh nguồn gốc của loại ngôn ngữ pha tạp “pidjin” giữa các thủy thủ với nhau. Số lượng cá voi giảm dần và việc săn bắt cá voi cũng thưa dần. Nhưng ngôn ngữ pha tạp vẫn tồn tại và trở thành tiếng nói giao tiếp trong vùng.

Công cuộc săn lùng chim đen "Blackbirding"


Đồng thời, năm 1827, người ta đã phát hiện và khai thác gỗ trầm hương tại đảo Ê-rô-mang-gô. Một loại gỗ quí giá rất được ưa chuộng tại Trung quốc, và đã trở thành nguồn hàng được thương lái người Úc khai thác triệt để. Nguồn lợi to lớn này đã trở thành hoạt động kinh doanh song song với việc khai thác chế biến hải sâm xuất khẩu sang Trung quốc.

Đến thế kỉ 19, người ta đã thấy tiếng bislama bắt đầu được xuất hiện tại Tân Thế giới. Nhưng không được phổ biến rộng rãi vì tiếng Pháp chiếm ưu thế.

Hoạt động săn lùng chim đen giữa Úc và các đảo trong vùng Thái bình dương


Trồng và khai thác mía đường tại vùng Queensland Úc (Ảnh internet)

Khoảng năm 1860, tất cá các hoạt động này bắt đầu ngừng trệ do nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Cũng trong thời gian này, nhiều đồn điền trồng mía đã hình thành và phát triển ở nước Úc, đặc biệt ở vùng Queensland người ta trồng mía đường, bông và dừa. Việc trồng trọt các loại cây công nghiệp đòi hỏi rất nhiều nhân công. Gần 50 ngàn dân bản địa ở Tân đảo đã bị bắt đi làm việc có thời hạn tại những nơi này. Cuộc di chuyển này mang tên “săn lùng chim đen” (blackbirding). Trên nguyên tắc, họ ki kết hợp thời hạn 3 năm. Nhưng nhiều người đã gia hạn hợp đồng nhiều lần. Thậm chí rất nhiều người đã trở thành thổ dân nước Úc. Những công nhân này đến từ nhiều đảo khác nhau nên gặp phải trở ngại lớn vì ngôn ngữ bất đồng. Những người mất gốc này đã buộc phải nói tiếng pha tạp có nguồn gốc tiếng Anh dùng làm chuyển ngữ. Thứ tiếng pha tạp này được phổ biên ở Papua New Guinea có tên gọi là “Tok pisin”. Ở quần đảo Solomon có tên là “pijin”. Và ở Vanuatu người ta gọi là “bislama”.



Năm 1910, cuối thời kì “săn lùng chim đen” một số công nhân làm việc ở Úc được hồi hương về Tân đảo và đã mang theo ngôn ngữ pha tạp về các đảo quê hương của họ. Như vậy tiếng bislama đã được phổ biến rộng rãi. Cộng thêm việc truyền đạo của các cha cố thời đó làm cho tiếng bislama phát triển và hoàn chỉnh thêm.

Đến năm 1980, sau khi giành độc lập, New Hebrides trở thành Vanuatu thì tiếng bislama đã trở thành ngôn ngữ chính thức của nước này song song với tiếng Anh và tiếng Pháp. Từ năm 1981, các nhà thờ đã sử dụng ngôn ngữ này trong việc hành lễ và truyền bá đạo gia tô. Một số trường học cũng giảng dậy bằng tiếng bislama. Đồng thời, báo chí và đài phát thanh truyền hình cùng truyền đạt tin tức bằng ngôn ngữ này. Tuy vậy, nhiều dân làng vẫn nói tiếng địa phương của họ với nhau. Nhưng khi tiếp xúc với dân làng khác thị họ lại sử dụng tiếng bislama làm chuyển ngữ. Đồng thời, làn sóng của người nhập cư và sự phát triển của ngành du lịch, buôn bán đã làm tăng nhanh sự phát triển của tiếng bislama.

Săn lùng chim đen (Blackbirding)

Trong thời kỳ được gọi là “săn lùng chim đen” (Blackbirding), vào thập niên 1870 và thập niên 1880, hàng trăm ngàn dân các hòn đảo Thái Bình Dương (nhiều người trong số họ từ New Hebrides (nay là quần đảo Vanuatu) đã bị bắt làm nô lệ và buộc phải làm việc tại các đồn điền rộng lớn, chủ yếu ở Queensland Australia và Fiji. Với tình trạng nhiều ngôn ngữ được nói ở các đồn điền, một ngôn ngữ bồi pha tạp được hình thành, theo đó kết hợp từ vựng tiếng Anh với các cấu trúc ngữ pháp đặc trưng của ngôn ngữ trong khu vực. Các đồn điền không chỉ tạo ra một ngôn ngữ bồi là Bislama, mà còn có tiếng TokPisin của Papua New Guinea và Pijin  của quần đảo Solomon.

Số đảo phía Tây Melanesia: Papua New Guinea - Solomon - Vanuatu ...

Ngôn ngữ bồi này bắt đầu được phổ biến ra quần đảo Vanuatu vào thế kỷ 20, khi những người sống sót sau thời kỳ Blackbirding bắt đầu quay trở lại hòn đảo quê hương của mình: kiến ​​thức về ngôn ngữ bồi này sẽ tạo điều kiện để họ giao tiếp không chỉ với thương nhân và những người định cư châu Âu, mà còn giữa các nhóm dân bản địa của các đảo trong quần đảo. Đây là cách Bislama được cấu tạo, dần dần phát triển một cách riêng biệt với những tiếng bồi khác ở Thái Bình Dương.

Vì Vanuatu là một trong những quốc gia có tỷ lệ ngôn ngữ trên dân số cao nhất thế giới (113 ngôn ngữ trên một diện tích chỉ 12.200 km²), tiếng Bislama tỏ ra hữu ích để trở thành một ngôn ngữ chung để giao tiếp giữa ni-Vanuatu (người sống tại đô thị), cũng như với cả người nước ngoài. Bên cạnh Bislama, hầu hết các ni-Vanuatu cũng biết ngôn ngữ bản địa của họ, ngôn ngữ bản địa của cha hoặc mẹ, và người hôn phối của họ. Ngôn ngữ chính thức để giảng dạy là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Hơn một thế kỷ qua, Bislama đã phát triển một cách tự do cả trong văn nói và văn viết. Chỉ gần đây (1995, với ấn bản thứ hai năm 2004) mới có từ điển đầu tiên của tiếng Bislama được xuất bản, và điều này đã giúp tạo ra chính tả thống nhất cho tiếng Bislama.

 

 

Món ăn chế biến từ Hải sâm

Hải sâm sấy khô


 
Hải sâm tươi sống ở đáy biển

Tên gọi

Tên gọi là Bislama (nguyên thủy đọc và viết là "Bichelamar" xuất phát từ thế kỷ 19 với từ cổ "Beach-la-Mar" (tiếng Pháp hiện đại là "biche de mer" Hải sâm), và từ đó trong tiếng Pháp lại bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha "bicho do mar". Giữa thế kỷ 19, hải sâm được thu lượm và sấy khô, và những người lao động làm việc đó đã sử dụng từ này để đặt tên cho ngôn ngữ giao tiếp giữa họ.

Vần chữ cái và cách đọc

Chú ý: Vần chữ cái bislama không có chữ C, Q, X, Z. Nhưng lại có thêm chữ NG đọc như “ngờ”.

Chữ   Aa      Bb      Dd      Ee      Ff       Gg     Hh      Ii

Đọc    a        bi       đi       ê        phờ    gờ      hờ      i

Chữ   Jj       Kk      Ll       Mm    Nm     Ng      Oo     Pp

Đọc    Dờ           el       em     en      ngờ    ô        pi

Chữ   Rr      Ss      Tt       Uu      Vv      Ww    Yy

Đọc    ar       es      ti        u        vi       oai    

Âm kép

Chữ   ae      ao

Đọc    ai       ao

Voyelles (Nguyên âm)

A, I, O = (Đọc A, I, Ô)

E = /e/ ou /ɛ/ (Đọc = Ê)

U = /u/ (Đọc = U)

Consonnes (Phụ âm)

B, D, F, K, L, M, N, P, R, S, T, V, Y = (Đọc = Bê, Đê, Ê-phờ ... theo bảng chữ cái trên)

G = /ɡ/, souvent confondu avec K (Đọc = Gờ nặng và thường dùng thay chữ K)

H = comme en anglais, muet chez certains locuteurs (Đọc = Hờ)

J = entre /dʒ/ et /tʃ/ (Đọc = dờ nặng)

W = /w/, comme dans watt (Đọc = OA)

Diphtongues (Âm nối hoặc nguyên âm kép)

AE = proche de aille (/aj/) (Đọc = AI như ai oán)

AO = proche de l'anglais ow (/əʊ/) (Đọc = AO cá)

Grammaire (Ngữ pháp)

Pronoms personnels (Đại danh từ)

Singulier (Số ít)

mi ( < me ) : (Tiếng VN = Tôi/tao)

yu ( < you ) :  (Tiếng VN = Anh/Chị/Mày)

hem ( < him ) :  (Nó/thằng ấy/con ấy)

Duel (hai nhân vật)

yumitu ( < you me two ) : nous deux inclusif (toi et moi) (hai chúng ta hoặc anh với tôi)

mitufala ( < me two fellow ) : nous deux exclusif (moi et lui) (Hai người chúng tôi)

yutufala ( < you two fellow ) : vous deux (Hai anh hoặc hai anh chị)

tufala/tugeta ( < two fellow, together ) : eux deux, ensemble (Cả hai người)

Triel (Ba nhân vật)

yumitrifala ( < you me three fellow ) : nous trois inclusif (vous deux et moi) (ba người chúng ta)

mitrifala ( < me three fellow ) : nous trois exclusif (nous trois) (Ba người chúng tôi)

trifala ( < three fellow ) : eux trois (Có ba người)

Pluriel (Số nhiều)

yumi ( < you me ) : nous inclusif (nous tous) (Chúng ta)

mifala ( < me fellow ) : nous exclusif (eux et moi) (Chúng tôi)

yufala ( < you fellow ) : vous (>3)  (Các anh chị/chúng mày)

ol/olgeta ( < all (to)gether ) : eux, elles (>3) (tất cả/Tất cả chúng nó)

Phrase de base (Cấu truc câu cơ bản)

Il n'y a pas de verbe être utilisé comme copule. (Không có trợ động từ sử dụng như liên từ)

mi dokta = je suis docteur (Tôi là bác sĩ)

yu smol = tu es petit (Anh/chị/mày bé nhỏ)

Le mot i est utilisé pour indiquer la fin du groupe sujet à la troisième personne du singulier. (Chữ i được dùng để chỉ nhân vật hay đồ vật ngôi vị thứ ba số ít)

hem i dokta = il est docteur (nó/ông/bà ấy là bác sĩ)

haos i waet = la maison est blanche (Ngôi nhà ấy mầu trắng)

Il est présent même lorsque le sujet est omis. (Hiện diện kể cả khi vắng chủ từ)

i smelem gud = ça sent bon (Cái này thơm quá)

Le pluriel est introduit par ol, i devenant alors oli. (Số nhiều thể hiện bằng ol, i trở thành oli)

ol haos oli waet = les maisons sont blanches (Những ngôi nhà mầu trắng)

Verbes (Động từ)

Les verbes sont soit invariables, soit possèdent deux formes. (động từ có thể không thay đổi hoặc ở dạng kép)

Verbes invariables : (động từ không thay đổi)

kakae = manger (également « nourriture ») (ăn động từ hoặc thức ăn danh từ)

swim = doucher (également « baigner ») (Tắm hoăc đi bơi)

dring = boire (Uống)

Verbes variables : (Động từ biến đổi)

giv / givim = donner (Cho)

bon / bonem = brûler, naître (Đốt cháy hoặc sinh đẻ)

kuk / kukum = cuire, cuisiner (nấu hoặc nấu nướng)

La forme en  em indique que le verbe possède un complément d'objet direct. Par exemple : (Chữ có thêm em thường là một động từ có bổ ngữ trực tiếp)

haos i bon = la maison brûle (Cái nhà cháy)

mi bonem haos = je brûle la maison (Tôi đốt cháy cái nhà)

Marqueurs aspectuels (Ghi nhận thể cách)

no : ne... pas (Không/đừng)

hem i no kakae yam = il ne mange pas d'igname (nó không ăn củ từ)

nomo : ne... plus (placé avant le prédicat) (Không còn)

hem i nomo kakae yam = il ne mange plus d'igname (Nó không còn ăn củ từ nữa)

nomo : ne... que (placé après le prédicat) (Chỉ có)

hem i kakae yam nomo = il ne mange que de l'igname (Nó/anh/chị  ấy chỉ biết ăn củ từ thôi)

neva : ne... jamais (Không hoặc chưa bao giờ)

hem i neva kakae yam = il ne mange jamais d'igname (Nó/anh/chị ấy không bao giờ ăn củ từ)

tes : l'action vient tout juste de se produire (Chỉ một hành động vừa mới xấy ra)

mifala i tes wekap = nous venons de nous réveiller (Chúng tôi vừa mới thức dậy)

stat : commencer, début d'un processus (Bắt đầu làm cái gì đó)

hem i statem kukum kumala = elle vient juste de commencer à faire cuire les patates douces  (Nó/anh/chị ấy bắt đầu luộc khoai lang)

stap : action en train de se dérouler, avoir l'habitude (Đang, chỉ một hành động dở dang hoặc thói quen)

hem i stap kukum kumala = elle est en train de faire cuire des patates douces / elle a l'habitude de faire cuire les patates douces (Nó/anh/chị ấy đang luộc khoai lang hoặc có thói quen luộc khoai lang)

bin : lorsque l'action se déroule à un moment précis du passé (chỉ một hành động vừa xây ra)

hem i bin go long Kanal = il est allé à Luganville (principale ville de Santo) (Nó/anh/chị ấy vừa đi ra thành phố Kanal) (Tên Kanal xưa nay đổi thành Luganville)

finis : exprime l'accompli (Chỉ một hành động đã xong)

hem i kakae finis = il a fini de manger (Nó/anh/chị ấy ăn xong rồi)

mas : devoir, obligation (Phải hoặc bắt buộc)

hem i mas kakae = il doit manger (Nó/anh/chị ấy phải ăn)

traem : essayer, tenter (Thử hoặc thử làm)

hem i traem singsing = il essaie de chanter (Nó/anh/chị ấy thử hát)

wantem : vouloir, désirer (Muốn/mong muốn)

hem i wantem go long Kanal = il veut aller à Luganville (Nó/anh/chị ấy muôn đi ra phố Luganville)

mi wantem kaekae = Je veux manger (Tôi muốn ăn)

save : pouvoir, savoir, capacité (biết/hiểu biết/năng lực)

mi save toktok bislama = je sais parler le bichelamar (Tôi biết nói tiếng bislama)

bambae (ou seulement bae): future (Sẽ/sau này)

hu ia bambae i karem yu i go kasem haos ? = qui donc t'emmenèneras jusqu'à la maison ? (Ai là người sẽ đưa mày/anh/chị về tận nhà)

niu nem ia we bambae hem i tekem = le nouveau nom qu'il adoptera (Cái tên mới này nó/anh/chị ấy sẽ nhận)

supos (ou seulement spos ou sipos) : si, exprime la supposition (Nếu chỉ một giả thiết)

supos yumitufala i faenem pig ia, bae yumi kilim hem = si nous trouvons ce cochon sauvage, nous le tuerons

(Nếu gặp con lợn hung dữ đó, chúng ta sẽ đập nó chết)

Prépositions (Giới từ)

Blong (Blo) (Của)

Peut se traduire par "de" ou "pour". Dans un discours rapide, peut être raccourci en blo.

Indique une relation d'appartenance. (Có thể sử dụng như chữ “của” hoặc “để mà” chỉ một sự liên kết)

haos blong mi = ma maison (Ngôi nhà của tôi)

naef blong yu = ton couteau (Con dao của anh/chị/mày)

Indique une relation plus générale entre déterminant et déterminé. (Chỉ sự liên kết phổ biến trong việc xác nhận hoặc xác định)

wil blong trak = pneu de voiture (Bánh xe hoặc bánh của xe ô-tô)

mit blong pig = viande de cochon (Thịt lợn hoặc thịt của con lợn)

Indique une fonction ou un but. (Chỉ một chức năng hoặc mục đích)

buk blong rid = livre de lecture  (Quyển sách hoặc sách để đọc)

wota blong dring = eau potable (Nước uống hoặc nước để uống)

mi go long taon blong pem bred = je suis allé en ville pour acheter du pain (Tôi ra phố để mua bánh mì)

Indique un trait de caractère ou une origine. (Chỉ một tư cách hoặc nguồn gốc)

hem i man blong drink = c'est un ivrogne (Nó/anh/chị ấy là người nghiện rượu)

hem i blong Tanna = il est de Tanna (Nó/anh/chị ấy là người dân ở đảo Tanna)

Long (Ở, của, trong, trên, tại, với)

Peut se traduire par "à", "dans", "sur" ou "avec". Dans un discours rapide, peut être raccourci en lo.

Indique une localisation. (Có thể sử dụng như chữ của, trong, trên, hay với. Người ta thương nói tắt là “lo” trong việc chỉ nơi chỗ)

bred i stap long tebol = le pain est sur la table (Bánh mì để ở trên bàn)

mi stap slip long haos = je dors dans la maison (Tôi vẫn thường ngủ trong nhà)

Indique le moyen, l'instrument. (Chỉ một khả năng hay công cụ)

mi kam long trak = je suis venu en voiture (Tôi đên bằng xe ô-tô)

mi katem frut long naef = je coupe un fruit avec un couteau (Tôi cắt quả bằng dao)

Indique une comparaison. (Chỉ sự so sánh)

Frut ia i mo gud long taro ia = ce fruit est meilleur que ce taro (Trái cây nay ngon hơn củ khoai mỡ)

kava long Tanna i mo strong long kava long Santo = le kava de Tanna est plus fort que le kava de Santo (Kava của Tanna đậm đà hơn kava ở Santo)

Wetem (Với/cùng với)

Peut se traduire par "avec", "en compagnie de". (Có thể hiểu là với/cùng với)

Indique l'accompagnement. (chỉ sự dẫn giắt)

mi kam wetem yu = je viens avec toi (Tôi đến cùng với anh/chị)

Olsem (như/như thế/như là)

marque l'identité, la ressemblance (Chỉ sự tương phản/hình tượng)

wan fis olsem sak = un poisson comme un requin (một con cá như thể cá mập)

wud ia i strong olsem ayan = ce bois est dur comme du fer (Loại gỗ này cứng như săt)

From (Bởi/tại/vì)

Peut se traduire par "à cause de". (Có thể hiểu là bởi vì)

Indique la cause. (chỉ một nguyên nhân)

mi bin kam from hariken = je suis venu à cause de l'ouragan (Tôi đã đến vì gông bão)

Interrogatifs (Câu hỏi hoặc sự nghi vấn)

Hamas : combien ?  (Bao nhiêu ?)

Hamas mane ? : combien ça coûte ? (Giá bao nhiêu/bao nhiêu tiền)

I hamas ? : C'est combien ? (Cái này giá bao nhiêu ?)

Hu  : qui ? (Ai ? Là gì)

Woman ia hu ? : Qui est cette femme ? (Người đàn bà này là ai)

Nem blong man ia hu ? : Quel est le nom de cet homme ? (Tên người đàn ông này là gi ?)

Wanem : quoi ? (Cái gì ? Là gì)

Yu wantem wanem ? : Que veux-tu ? (Anh/chị/mày muốn cái gì?)

Wanem nem blong yu ? Quel est ton nom ? (Anh/chị/mày tên là gì?)

Wiswan : lequel ? (Cái nào?  Loại nào ?)

Yu tekem wiswan ? : Lequel prends-tu ? (Anh/chị/mày lấy cái nào?)

Wea : où ? (Đi đâu? Ở đâu ?)

Yu go wea ? : où vas-tu ? (Anh/chị/mày đi đâu ?)

Wanem taem : quand ? (lúc nào? Giờ nào? Bao giờ ?)

Stoa i klos long wanem taem ? : À quelle heure ferme le magasin ? (Nhà hàng đóng cửa lúc mấy giờ ?)

Nombres ( Số )

Cardinaux (Số đếm)

1 : wan (Oan) ; 2 : tu (tu)  ; 3 : tri (ti) ; 4 : fo (phô) ; 5: faef (Phai) ; 6 : sikis (xích) : 7 : seven (Sê-vên) ; 8 : eit (Ết) ; 9 : naen (na-in) ; 10 : ten (tên) ; 11 : leven (Lê-vên) ; 12 : twelef (Tuê-lếp) ; 13 : tetin (Tơ-tin) ; 14 : fotin  (phô-tin); 15 : feftin (Phíp-tin) ; 16 : sikistin (Xích-tin) ; 17 : seventin (Sê-vên tin) ; 18 : eitin (Ết-tin) ; 19 : naentin (Na-in tin); 20 : twante (Toan-tê) ; 30 : tete (Tơ-tê) ; 40: fote (phô-tê)  ; 50 : fefete (phếp-tê) ; 60 : sikiste (Xích-tê) ; 70 : sevente (Sê-vên tê) ; 100 : handred (han-rết)

Ordinaux (Số thứ tự)

1er: nambawan (ou fes); 2e: nambatu; 3e: nambatri… (thứ nhất, thứ nhì, thứ ba...)

Déterminants (Từ xác định)

wan : un(e) (một)

sam-fala : des, quelques (sam-fala man)  (một số người)

plante : beaucoup de (Plante man) (Rất nhiều người)

ol : les fruits (Ol frut) (những trái cây)

wanwan : un par un (từng cái) (wanwan taem) (mỗi khi/thỉnh thoảng)

evri : tous, chaque (Tất cả/từng cái)   (evriwan blo yumi) (Tất cả chúng ta)

sam we long : environ (Khoảng/quãng) (Sam we long fifti vatu) (Khoảng 50 vatu)

ia : ce, cette (Này/Cái này) (Ples ia i klin) (Cái chỗ này sạch)

Superlatif (Cấp độ so sánh)

Se construit avec le terme « mo » (sử dụng bằng chữ “mo” là hơn trong nhiều hơn/ít hơn)

ol mo naes buluk : les plus beaux bœufs (những con bò đẹp hơn)

Wan mo gud rod : une meilleure route (Một con đường đẹp hơn)

Quelques exemples (câu mẫu làm ví dụ)

halo : Bonjour (Xin chào – ban ngày)

olsem wanem : Comment vas-tu ? (Thế nào. Khỏe không?)

i gud (nomo) : (très) bien (Tốt thôi... )

Tankyu tumas : Merci beaucoup (Xin cảm ơn nhiều)

Plis : s'il te plait (Làm ơn)

Gudmoning : Bonjour (Chào buổi sáng)

Gudnaet : Bonsoir, bonne nuit (Xin chào – buổi tối/đêm)

Tata : au revoir (Xin chào – tạm biệt)

Allez : au revoir (Xin chào - tạm biệt)

lukim yu : À tout à l'heure, au revoir (Xin chào – hẹn gặp lại)

Wanem i rong long yu ? : Quel est ton problème ? Qu'est-ce qui ne va pas ? (Bạn có vấn đề hay sao ?)

Wet smol : attend un peu (Chờ một chút)

Hem i man blong dring Tusker : C'est un buveur de bière (de Tusker, la bière locale) (Hắn là dân nghiện bia lo-can tức bia Tusker)

Baramin (cây sắt dùng trong hầm mỏ) – pubel (Thùng đựng rác) - kontena (Thùng công-tê-nơ)

Graon i sek : Tremblement de terre (Động dất/đất rung)

basket blong sisit : boyau, intestine (Ruột chứa phân)

basket blong titi : soutien-gorge (Nịt vú)

hem i gat gras tumas man ia : Cet homme est poilu (Gã này nhiều lông quá)

Pepet/bebet : insecte (Côn trùng)

Nakamal : case des hommes (Nhà dành cho đàn ông để hội họp hoặc uống Kava)

En FranceLe bislama est enseigné à l'Institut national des langues et civilisations orientales (Paris), dans le premier cycle de langues océaniennes (Ở Pháp, tiếng Bislama được giảng dậy tại Học viện ngôn ngữ và văn minh Á đông tại Paris)

PHỤ LỤC

TỪ VỰNG

So sánh với tiếng Anh: no: not (không)

hem i no kakae yam = he doesn't eat (a, the) yam (Nó, anh chị ấy không biết ăn củ từ)

nomo: no/any more (placed before the predicate) (Không thể nếu đứng trước động từ)

hem i nomo kakae yam = he doesn't eat (a, the) yam any more (Nó, anh chị ấy không thể ăn củ từ nữa)

nomo: only / doesn't but (chỉ có thể, chỉ biết nếu đứng sau động từ)

hem i kakae yam nomo = he only eats yam (Nó, anh chị ấy chỉ biết ăn củ từ thôi)

neva: never (không bao giờ hoặc chưa bao giờ)

hem i neva kakae yam = he never eats yam (Nó, anh chị ấy chưa bao giờ ăn củ từ)

jes: shows an action that has just occurred (vừa mới – chỉ một hành động vừa xẩy ra)

mifala i jes wekap = we just woke up (Chúng tôi vừa mới thức dậy)

stat: start, commencement of a process (bắt đầu làm một việc gì đó)

hem i stat kukum kumala = he/she has started to cook sweet potatoes (Nó, anh chị ấy bắt đầu luộc khoai lang)

stap: ongoing or habitual action (đang hoặc thường làm công việc gì đó)

hem i stap kukum kumala = he/she is now cooking sweet potatoes / he/she usually makes sweet potatoes (Nó, anh, chị ấy đang luộc khoai lang)

gogo: continual action (tiếp tục làm một công việc gì đó)

hem i kukum kumala gogo = he/she keeps on cooking sweet potatoes / he/she continually cooks sweet potatoes (Nó, anh chị ấy vẫn cứ luộc khoai lang)

bin: (been) - completed action (vừa mới bắt đầu)

hem i bin go long Kanal = he has gone to Luganville (principal city in Santo) (Nó, anh chị ấy vừa đi ra thành phố Ca-nan tức Luganville - phố chính ở Santo)

finis: finished, past tense (when before object) (Đã xong)

hem i finis kakae = he is finished eating (Nó, anh chị ấy đã ăn xong)

finis: already (when after object) (Xong rồi)

hem i kakae finis = he has already eaten (Nó, anh chị ấy ăn xong rồi)

mas: must (buộc phải)

hem i mas kakae = he must eat (Nó, anh chị ấy phải ăn)

traem: try (thử)

hem i traem singsing = he tries to sing (Nó, anh chị ấy thử hát)

wantem: want (muốn)

hem i wantem go long Kanal = he wants to go to Luganville (Nó, anh chị ấy muốn đi ra thành phố Luganville)

save: can, know; from French savoir (có thể hoặc biết)

mi save toktok bislama = I can speak Bislama (Tôi biết nói tiếng bislama)

sapos: (suppose) if (Nếu)

sapos yumi i faenem pig, yumi i kilim hem i ded = if we find a pig, we'll kill it (Nếu gặp con lợn rừng, chúng tôi sẽ đập nó chết)

So sánh với các ngôn ngữ bồi khác

tiếng Anh

Bislama

Pijin

Tok Pisin

Tiếng Việt

And

Mo

an

na

Và, với (Yu mo mi = Anh/chị và tôi hay với tôi)

the / this

__ ia / ya

__ ia

dispela __

Cái, cái này (hem ia i blo yu = cái này là của anh/chị)

he / she / it / him / her

Hem

hem

em / en

Nó, chị ấy, cái ấy, của nó, của chị ấy. (Hem ia i blo hem)

for

From, blo

fo

long

Của, ở đâu tới. (Mi kam from VN = tôi từ VN tới) (Hat blo mi = cái mũ của tôi)

(adjective marker)

-fala

-fala

-pela

Tính từ chỉ vị trí =chúng  (Mifala = chúng tôi)

woman

woman

woman / mere

meri

Đàn bà (Oa-man blo VN = Phụ nữ VN)

 

Mời quý vị click vào link này để nghe
Bài Quốc ca của Vanuatu

"Yumi Yumi Yumi" - Vanuatu National anthem Vocal - YouTube

Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi và chia sẻ.

Xin chúc mọi người sức khỏe dồi dào và niềm vui hạnh phúc tốt đẹp




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire