Tưởng cũng nên nói thêm đôi điều về
Tân đảo (Vanuatu)
Người Phu mộ Việt nam trong một đồn điền trồng dừa ở Tân đảo
Lời nói
đầu
Ghi lại
những kỷ niệm, những sự kiện, những sự việc của một quãng thời gian dài trên
dưới 60 năm qua không phải là một chuyện dễ. Nhất là những cái đó đều có mục
đích mong muốn nói lên phần nào cuộc sống vô cùng khổ cực và
tinh thần đoàn kết đấu tranh anh dũng giành quyền sống Tự do và Công bằng của các bậc cha
mẹ, của các chú bác, của bà con phu mộ Việt nam tại Tân đảo đầu thế kỷ 20 vừa
qua.
Từ
trước đến nay cũng đã có rất nhiều bài viết về đề tài này. Cho nên những trang
viết dưới đây chỉ có mục đích tham khảo, bổ sung thêm vào những sự việc đã được
đề cập đến mà thôi.
Nhà báo
Lam Phong tại TP Hô Chí Minh đã đi tiên phong trong việc tìm kiếm “dấu vết Người Chân đăng”, mở đầu cho “Ký sự
Tân đảo” ra đời do đài Truyền hình TSF
Thành phố Hô Chí Minh cùng hợp tác với Sài gòn Tiếp thị và một số cơ quan truyền thông khác thực hiện.
Cuốn
phim “Ký sự Tân đảo” New Caledonia và Vanuatu đã ghi lại được một số hình ảnh
và nêu lên được một số nét của việc thực, người thực về cuộc sống của những người
chân đăng thời nô lệ, cũng như cuộc sống hiện tại của các thế hệ con cháu của
họ hiện nay.
Rất tiếc là các cụ phu mộ thế thứ nhất hiện đã đi xa hết cả. Chỉ còn lại con cháu thế hệ hai phần đông sinh sống tại Việt Nam và một số định cư rải rác ở Vanuatu, Tân Caledonia và các nơi khác trên thế giới.
Tân đảo là gì? Từ trước đến nay, nói chung người
ta thường nghe nói Tân đảo là nơi mà rất đông người Việt nam đã tự nguyện
đăng kí đi phu mộ, làm công nhân ở các đồn điền hoặc làm phu khai thác mỏ kền
thời kì Pháp thuộc. Tân đảo trở nên nổi tiếng đối với người Việt ở đây. Bời vì
trong suốt thời kì từ 1920 đến 1945, người ta đã gọi nơi này là xứ sở của nô lệ
"da vàng"...
Vanuatu - Ngày xưa là Tân đảo (New Hebrides) ảnh internet.
Vậy
Tân đảo ở đâu? Từ xa xưa người ta biết phân biệt đâu là Tân đảo (New
Hebrides/Vanuatu) và đâu là Tân Thế giới (New Caledonia). Đến năm 1980 khi
Vanuatu dành độc lập thì trên bản đồ Thế giới đã thay đổi. Cái tên New Hebrides
(Tân đảo) không còn nữa và thay vào đó là Vanuatu.
Đến
năm 1983, nước CHXHCN Việt nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Vanuatu. Và
trên bản đồ Thế giới của Việt nam đã ghi nhận chính thức New Caledonia là “Tân
đảo”.
Ngay cả bà con Việt
kiều chính gốc sinh sống lâu năm và cả anh chị em sinh trưởng ở Tân đảo nữa,
đến tận ngày bước chân lên con tầu Eastern Queen theo cha mẹ già hồi hương về
Việt nam cũng chỉ biết sơ sơ một vài nơi trên mảnh đất quê hương thứ hai của
mình mà thôi. Cho nên mong muốn của Văn là làm thế nào để tạo điều kiện giúp cho
bà con hiểu thêm được ít nhiều về đất nước Vanuatu, cái nôi đã sinh ra chính
mình...
Đảo IRIRIKI trong Vịnh Vila - trước có nhà thương ăng-lê nay là Đảo Du lịch sinh thái.
Có người nói thế này: bây giờ cái thế hệ thứ hai của tầng
lớp các cụ chân đăng đều đã trên dưới “thất thập cổ lai” rồi. Nhắc lại
chuyện xưa chỉ tăng thêm nỗi buồn. Nhưng cũng có nhiều người
muốn nhớ lại quá khứ, muốn ôn lại kỉ niệm xưa bằng hình ảnh cho khuây
khoả tuổi xế chiều, và thậm chí có khá đông anh chị em đã tạo điều kiện để trở
về thăm lại cái nôi đã sinh ra mình....
Năm 2012-2013 đã có rất đông anh chị em VK từ Việt nam qua Noumea và Vanuatu thăm lại quê hương thứ hai của mình với một tình cảm thân thương, trìu mến.
Trên Thế giới, ngày nay nói đến Vanuatu (Tân đảo cũ) thì người ta biết
ngay nó là một trong những viên ngọc đang bắt đầu tỏa sáng của vùng Nam Thái
bình dương. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Vì đã lâu rồi người ta coi nơi đây
là một trong những miền “Đất hứa” đang thu hút sự chú ý của nhiều nước.
Tân đảo đã trở thành nước Cộng hòa Vanuatu từ ngày 30 tháng 7 năm 1980.
Nó cũng gắn liền với lịch sử hơn 100 năm đô hộ của người Pháp (1800-1905) và
gần 80 năm dưới chế độ đồng quản gọi là Công-đô-mi-nhôm (Condominium) của
hai chính quyền Anh và Pháp trước đây (1906-1980).
Pedro Fernandez de Quiros (1563?-1615), navigator, was born at Evora,
Portugal, but became subject to the King of Spain when the two countries
were dynastically united in 1580. Quiros is the Spanish form of the
name. He was a supercargo on Portuguese merchant ships and appears to
have spent several years seafaring on the Pacific coasts of America. He
was recognized as a competent and experienced navigator when in 1595 he
was appointed chief pilot of an expedition of four ships under Alvaro de
Mendaña setting out to colonize the Solomon Islands, which Mendaña had
visited in 1567. They sailed from Callao, Peru, in April 1595 and in
three months reached the Marquesas, which Mendaña at first thought were
the Solomons. Quiros was most impressed by the natives, as was James Cook
180 years later; they were 'in all things so becoming that … nothing in
his life ever caused him so much regret as the leaving of such fine
creatures to be lost in that country'. However, they became importunate
and many were killed, though Quiros thought 'such evil deeds' were 'not
things to do, nor to praise, nor to allow, nor to maintain, nor to
refrain from punishing if the occasion permits'.
Nhà
hàng hải Luis de Torres và Pedro Fernandez De Quiros người Bồ đào nha tìm thấy đảo
Santo lần đầu năm 1606, đặt tên là “Espiritus Sanctos” sau này gọi tắt là Santô
để dâng tặng cho vua Bồ lúc bấy giờ. Một số từ ngữ như "Kalabus" nhà
tù mà các cụ phu mộ gọi là ca-la-buột. Hay "Ta ta" = chào. "Pikinini"
= trẻ con vân vân cũng xuất xú từ tiếng Bồ đao nhà.
Louis-Antoine, Comte de Bougainville (12 November 1729 – 31 August 1811) was a French admiral and explorer. A contemporary of the British explorer James Cook, he took part in the Seven Years' War in North America and the American Revolutionary War against Britain. Bougainville later gained fame for his expeditions, including circumnavigation of the globe in a scientific expedition, the first recorded settlement on the Falkland Islands, and voyages into the Pacific Ocean. Bougainville Island of Papua New Guinea was named for him.
Sau đó, năm 1768 nhà hàng hải Pháp Louis Antoine de
Bougainville đã phát hiện ra đảo Va-tê (bây giờ là Efate) và đặt tên thủ phủ
lúc đó là “Franceville”.
Nhà hàng hải Anh James COOK
Cook joined the British merchant navy as a teenager and joined the Royal Navy in 1755. He saw action in the Seven Years' War, and subsequently surveyed and mapped much of the entrance to the Saint Lawrence River during the siege of Quebec. This helped bring Cook to the attention of the Admiralty and Royal Society. This notice came at a crucial moment in both Cook's career and the direction of British overseas exploration, and led to his commission in 1766 as commander of HM Bark Endeavour for the first of three Pacific voyages.
In three voyages Cook sailed thousands of miles across largely uncharted areas of the globe. He mapped lands from New Zealand to Hawaii in the Pacific Ocean in greater detail and on a scale not previously achieved. As he progressed on his voyages of discovery he surveyed and named features, and recorded islands and coastlines on European maps for the first time. He displayed a combination of seamanship, superior surveying and cartographic skills, physical courage and an ability to lead men in adverse conditions.
Cook was attacked and killed in a confrontation with Hawaiians during his third exploratory voyage in the Pacific in 1779. He left a legacy of scientific and geographical knowledge which was to influence his successors well into the 20th century, and numerous memorials worldwide have been dedicated to him.
Năm
1774, James Cook nhà thám hiểm người Anh đã đi vòng quanh khu vực, tìm thấy cả
một quần đảo và đặt tên là New Hebrides, vì ông thấy nó gần giống với vùng
Hebrides quê hương ông tại nam Scotland. Năm 1886, Pháp tạm thời độc quyền
thống trị Tân đảo. Đã xẩy ra những trận thuỷ chiến ác liệt giữa hai nước không
phân thắng bại.
Mãi sau này Anh và
Pháp mới đi đến thoả ước thống nhất đặt lãnh thổ này ở vị trí trung lập. Và đổi
tên thủ đô Franceville thành Port-Vila. Tới năm 1906, họ thống nhất thiết
lập chính quyền bảo hộ chung là Condominium.
Di tích của chính quyền đồng quản Condominium (1906-1980) (ảnh internet).
Năm 1811 nhà Hàng hải
Nga Golovnin chỉ huy con tấu Kamchatka đã ghé thăm Tân dảo trong một chuyến
đi thám hiểm vòng quanh thế giới. Hình ảnh dưới đây là bức tượng đồng đen
của nhà Hàng hải Golovnin được cắt băng khánh thành năm 2011 tại công viên Bãi
trước (Sea Front ) thành phố Port Vila Vanuatu, kỉ niệm 200 năm Golovnin đặt
chân đến vùng đất Tân đảo.
Tượng đồng nhà Hàng hải Nga GOLOVNIN tại Công viên Bãi trước ở Port Vila.
Vanuatu là một quần đảo gồm 83 hòn đảo lớn nhỏ
(trong đó có hai hòn đảo Mathew và Hunter phía nam đang bị Pháp tranh
chấp), trải dài hơn 900 km từ bắc xuống nam. Phía bắc gần giáp với quần
đảo Solomon, phía nam cách đảo Niu Caledonia trên 500 km. Phía Tây cách Úc
khoảng gần 2.000 km, phía Đông cách Fidji khoảng gần ngàn km.
Đảo lớn nhất là Santô và Ma-la-ku-là. Thủ đô Port-Vila ở
đảo Ê-fa-tê nhỏ bé, nhưng lại là trung tâm chính trị và hành chính, đồng
thời cũng là trung tâm văn hoá, du lịch và thương mại của Vanuatu.
Quang cảnh Vịnh Vila trước năm 1930. (internet)
Cách đây không lâu, Vanuatu đã được ghi nhận là một trong những nước có
chỉ số hạnh phúc cao trên thế giới. Môi trường sạch, phong cảnh thiên nhiên đẹp
và hoang dã, người dân hiền hòa, mến khách có tuổi thọ cao và nói
được tiếng Pháp, tiếng Anh. Những người thất nghiệp chưa thấy ai bị "chết
đói". Đó là những yếu tố làm cho Vanuatu nổi tiếng thu hút khách du lịch.
Vanuatu còn được mệnh danh là thiên đường thuế quan của vùng Thái bình dương
(paradis fiscal du Pacifique).
Quang cảnh Thành phố Port Vila trong những năm trước và sau 1930. (internet)
Trình độ văn hóa của
người dân Vanuatu thuộc lọai thấp, nhưng ngoài ngôn ngữ địa phương, hầu như
người dân nào cũng biết ít nhất là một trong 3 thứ tiéng Anh, Pháp hoặc
Bislama. Vanuatu là nước duy nhất trên Thế giới sử dụng 3 thứ tiếng
chính thức trong các văn bản của Nhà nước cũng như giao dịch trong
nước và trên trường quốc tế.
1. Thổ dân vùng núi Big Nambas. 2. Thổ dân ăn thịt người (Ảnh internet)
Tuy vậy, ngôn
ngữ của các sắc tộc Vanuatu thì lại vô cùng phong phú. Chỉ với số dân hơn
230 ngàn người, sống rải rác trên 80 hòn đảo, Vanuatu đã có tới hơn 120
ngôn ngữ, thổ ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt, Tầu, Anh, Pháp, Indo v.v..
Người dân làng này không hiểu tiếng nói của làng bên cạnh. Từ đảo này tới
đảo kia lại càng có nhiều khác biệt hơn nữa. Bởi vậy, khi đặt chân lên mảnh đất
này, người Anh đã thấy ngay được cái khó khăn lớn trong việc giao lưu tiếp cận.
Họ đã tạo ra một kiểu ngôn ngữ phổ thông dùng tiếng Anh làm gốc gọi là “English
pidjin” tức là tiếng Anh bồi, gọi là tiếng Bislama.
1940. Đồn điền Cô-lạc-đô rộng lớn vươn tới tận chân đồi quanh thành phố. Internet.
Một số từ có nguồn gốc
Bồ đào nha, thí dụ: Ka-la-bút (nhà tù) hoặc pi-ki-ni-ni (trẻ con), ta-ta (chào)
v.v.... Một số từ tiếng Pháp và một vài từ tiếng Việt như "nem chaud"
chả nem nóng, "ban quan" = bánh cuốn, "soupe pho" -
phở, "nioc mam"= nước mắm, "mamtom" = mắm tôm v.v... Sau
đó người ta gọi loại ngôn ngữ này là “Bislama”, người phu mộ Việt nam gọi nó là
tiếng đen. Nó trở thành tiếng phổ thông ở Tân đảo cũng như một số nước khác nằm
trong vùng Nam Thái bình dương như: PNG, Solomon, Fidji v.v.. Người nào đến
Vanuatu chỉ sau một thời gian ngắn là có thể nói được một số tiéng đen giao
tiếp tức là tiếng Bislama.
Chậu và vại bằng đất nung có độ tuổi khoảng 1.500 năm, được khai quật tại vùng đất trũng khu vực Tê-u-ma do các nhà khảo cổ học Niu Di-lơn tìm được. Bảo tàng Vanuatu.
Theo tài liệu lịch sử
thì cách đây hơn 300 năm, khoảng thế kỷ thứ 17 về trước, dân số ở Tân đảo
rất đông. Ước chừng hơn một triệu người, thuộc giống người La-pi-ta từ phương
Bắc di cư xuống. Nhưng đến thế kỷ 18 thì dân số còn khoảng sáu trăm ngàn người.
Và đến cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 thì dân số chỉ còn không quá 40 ngàn
người. Song, từ khi có sự hiện diện của người da trắng đến nay, dân số người
bản xứ đã tăng lên tới hơn 200 ngàn người.
Chiến bình trên các vùng cao tại các đảo thế kỉ 18-19 (ảnh internet)
Nhưng tại sao lại có sự hao hụt dân số trầm trọng như vậy? Có rất
nhiều giả thiết. Theo nghiên cứu của các nhà truyền giáo (missionnaires),
nguyên nhân chính là do các bệnh dịch hiểm nghèo không có thuốc chữa.
Ngoài ra, do hậu quả của cuộc chiến tranh diệt chủng kéo dài giữa các bộ
lạc (tribal), giữa các sắc tộc (ethnique), giữa các thế lực tập quán địa phương
(customs hay coutumier) nhằm tranh giành đất đai, quyền lực. Đồng thời bị bắt
ép đi làm ở các đồn điền mía ở Úc, Fidji. Làm phu mỏ kền ở Tân Thế giới v.v...
Vừa qua,
các nhà khảo cổ Úc và Tân Tây lan đã tìm thấy di chỉ của người La-pi-ta, khi họ
khai quật vùng đất trũng ở Têu-ma. Những hài cốt và các mảnh vỡ của số đồ gốm
và đất nung tìm thấy, đã chứng minh sự có mặt của con người ở Tân đảo từ những
năm 1.300 dến 1.100 trước công nguyên. Bây giờ, ít ai nghĩ rằng ở Vanuatu hiện
vẫn còn tồn tại những bộ lạc sống mọi rợ như mấy thế kỷ trước?
Để thỏa
chí tò mò, xin mời quý vị hãy quá bộ đến thăm các bộ lạc trên vùng núi Big
Nambas ở phía bắc Ma-la-ku-là và Smol Nambas ở phía giữa đảo. Hoặc
ở đảo Am-brym hay Tanna cũng vậy. Họ vẫn cởi trần đóng khố. Nam giới thì dùng
một loại vỏ cây để bọc của quý, còn phụ nữ thì chỉ quấn quầy tết bằng sơ vỏ cây
bu-rao để che thân dưới mà thôi. Nếu là chiến binh thì thường dùng
đốt xương ngón tay người hoặc vòng răng lợn rừng, cho xuyên qua lỗ mũi để tăng
thêm vẻ oai phong cho bộ mặt vốn dĩ đã dữ tợn của họ. Còn hai bên dái tai
thường lủng lẳng hai chiếc vòng răng lợn lòi.
Thổ dân sinh sống ở trên cây hoặc trong hang hốc (Internet)
Họ vẫn
dùng cung tên và cây lao để săn thú rừng hoặc săn bắt cá. Cho đến nay, các bộ
lạc này vẫn từ chối việc đưa nền văn minh vào vùng đất của họ. Họ tự coi mình
là con của Đất Trời, cho nên họ muốn sống tự nhiên như thời kỳ nguyên thủy. Họ
không dùng diêm đốt lửa. Thông thường họ ủ than hồng trong đống tro trong nhà.
Nếu chẳng may lửa bị tắt, thì họ dùng ngay một cây que vót nhọn và dùi vào
thanh gỗ cho nóng lên, đến độ có thể đốt cháy bùi nhùi sơ dừa. Và thế là họ có
lửa. Hiện nay, hàng năm cứ đến ngày kỷ niệm Tết Độc lập của Vanuatu 30/07 là
họ lại tổ chức cuộc thi nhóm lửa bằng gỗ theo tập quán cổ xưa như vậy
Approximately 83% of
the population of Vanuatu is Christian. An estimated 32% is Presbyterian, 13% Roman Catholic, 13% Anglican, and 11% Seventh-day Adventist.[1] Groups that together constitute 14%
include the Church of
Christ 3.8%,[2] United
Pentecostal Church UPCIV Assemblies of God, and other Christian
denominations.[1]
The John Frum Movement,
a political party that also is an indigenous religious group, is centered on
the island of Tanna and includes
about 5% of the population.[1] The Baha'i Faith, Muslims,
Buddhists, Jehovah's Witnesses,
and The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints (Mormons) also
are active.[1] There are believed to be members of
other religions within the foreign community; they are free to practice their
religions, but they are not known to proselytize or hold public religious ceremonies.[1]
Phong tục tập quán ở Vanuatu cũng cực kỳ đa dạng. Họ tôn
thờ thần rùa, rắn, cây cối, thần đất, thần biển, thần núi lửa v.v.. Tín ngưỡng
ở Vanuatu rất đặc biệt. Từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, ngoài đạo John
Frum ở Tanna tôn thờ một người tiên tri da trắng, thì các đạo khác đều theo đạo
Gia-tô tôn thờ chúa Giê-su. Có tất cả khoảng trên 10 tổ chức đạo khác nhau như:
Anglican, Témoin Jeovah, Assembly of God, Temple of Jesus, Seven days,
Evangelist, Christian v.v.... Đạo lớn nhất vẫn là đạo thiên chúa (christian).
Ngoài ra phải kể đến các kiểu bùa ngải vẫn còn đang tồn tại trong dân đảo
Am-brym. Có nhiều chuyện nghe kể rất đáng quan ngại.
Di sản văn hoá của Vanuatu
Về di sản văn hóa nổi bật nhất là các hài cốt của tù trưởng Roi
Mata và các bà vợ của ông đào được ở đảo Eratoka,
tức đảo "cái mũ" hay "Hat island"
gần đảo Lelepa đã được UNESCO công nhận và xếp hạng là di sản
văn hóa độc đáo. Thế kỷ thứ 13, Roi Mata là một tù trưởng quyền thế nhất đã
thôn tính hầu hết các đảo lân cận. Cuộc thôn tính này nhăm mục đích chấm dứt
chiến tranh giữa các bộ tộc, mang lại hoà bình cho toàn bộ vùng đảo. Nhưng sau
này đã bị người em ruột hạ sát bằng thuốc độc. Ngôi mộ của Roi Mata chôn ở
trong hang lớn của đảo đã được nhà khảo cổ người Pháp khai quật năm 1967. Mãi
đến năm 2008, công trình khảo sát của José Garranger mới được UNESCO công
nhận là di sản văn hoá thế giới. Số đăng ký mang ký hiệu 1380.
UNESCO còn công nhận
một di sản văn hoá cỏ truyền khác. Đó là nghệ thuật vẽ hoa văn trên nền cát
theo trí tưởng tượng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra đây là loại thông tin
dùng để giao lưu trong khu vực từ thời xa xưa còn tồn tại. Khi vẽ, nghệ nhân
phải giải thích được ý nghĩa của từng đường nét của hoa văn bằng tiếng thổ dân,
hay tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama. Thông thường thị họ nói tiếng Anh
hoặc Bislama.
Nghệ thuật vẽ trên cát của Vanuatu (ảnh internet)
Cái đặc trưng trong nghệ thuật vẽ trên cát là đường nét không được đứt
quãng, trừ những đường vẽ hình học làm nền ban đầu.
Các motif trên hình vẽ đều nêu lên các nét sinh hoạt đời thường. Nhưng
nó cũng có thể là một loại thông tin. Thí dụ: Xin chào! Tôi đã đến nhà bạn
nhưng không gặp. Rất tiếc! Và nó cũng có thể là một bản vẽ trang trí như hình
vẽ con chim hay con rùa v.v...
Hình ảnh Thể thao - Du lịch tại Vanuatu.
Dưới đây là Hình ảnh thành phố Port Vila ngày nay
1. Khách sạn Grand Casino. 2. Cầu tầu đảo Du lịch sinh thái IRIRIKI.
1. Bến Du thuyền câu cá thể thao. 2. Toà Thị chính Port Vila.
1. Một khu nhà tầng phố de Paris. 2. Ngân hàng Dự trữ Vanuatu.
1. Ngân hàng Dự trữ của Vanuatu. 2. Đảo Du lịch IRIRIKI
1. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vầng quầng Halo. 2. Lạp-lạp Vanuatu ngon nổi tiếng.
1. Siêu thị điện tử máy ảnh PROUDS. 2. Vịnh Vila thơ mộng
1. Tầu Du lịch tại cảng IFIRA. 2. Bia đài tưởng niệm Thế chiến
Bình minh toả sáng buổi ban mai và Hoàng hôn rủ bóng khúc chiều tà.
Xin mời quý vị bấm vào link dưới đây để nghe bài hát về Vanuatu:
Vanuatu
blong mi
Tác giả Blog xin chân thành cảm ơn tất cả các vị độc
giả đã xem và chia sẻ, mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phê bình
của mọi người.
Để biết thêm về tình hình Vanuatu bằng hình ành, xin mời
quý vị bấm bào link này: