Sự thật về ngôi mộ
của 6 người Việt nam bị án tử hình
của 6 người Việt nam bị án tử hình
ở Port Vila Tân đảo New Hebrides/Vanuatu.
Jean Van Son Sưu tầm và trích lục
theo tư liệu của Cụ Cố Đòng sỹ Hứa
"De la Mélanésie au Viet Nam"
Cụ cố ĐỒNG Sý Hứa (Cụ Phán Hứa)
(Sinh năm 1915 tại Huế - mất tại Hà nội năm 2005)
(Sinh năm 1915 tại Huế - mất tại Hà nội năm 2005)
Lâu nay, trên báo chí và cả trên bộ phim Ký sự Tân đảo (New Caledonia – Vanuatu), người ta ít nhiều đều nói lên đôi điều về lịch sử của 6 người phu mộ VN bị chính quyền địa phương ở Tân đảo kết án tử hình và xử trảm bằng máy chém lúc 6 giờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1931, ngay trên bãi đất khu vực trại lính Bảo an, bên cạnh nhà thương Tây ở Port Vila. 6 thi thể đã được chôn chung dưới một nấm mồ ở giữa Nghĩa địa Tây và Nghĩa địa cũ của người Công giáo Việt nam tại Port Vila.
Nguyên trạng Ngôi mộ của 6 người nằm giữa Nghĩa trang Tây và Nghĩa trang cũ của giáo dân VN.
Và cho đến nay người ta cứ vẫn lầm tưởng và đinh ninh là ngôi mộ có chằng dây xích sắt của 6 vị nói trên là do Chính quyền Pháp tại địa phương này xây đắp. Nhưng không phải! Sự thật hoàn toàn trái ngược lại.
Bằng chứng cụ thể là chúng ta hãy cùng nhau đọc lại nguyên văn đoạn viết của cụ Cố Đồng Sỹ Hứa ở trang 66 trong cuốn sách De La Mélanésie au Viet nam (Từ Châu đại dương về VN) như sau:
…“Les quatre révoltés de Malo-Pass furent enfouis dans une fosse commune avec les deux autres assassins. Sans tumulus, sans pierre tombale. Ce ne sera qu’en Novembre 1946, après une dure lutte de deux mois, que leur compatriotes de Port Vila, sous la direction de l’Union départementale des syndicats CGT des Nouvelles-Hébrides, obtinrent le droit de leur construire un memorial”.
Tạm dịch: “Bốn người nổi loạn tại đồn điền Malo-Pass (a) đã bị chôn chung với hai tội phạm giết người khác. Không có nấm mồ, không có bia mộ (b). Mãi đến tháng mười một năm 1946, sau cuộc đấu tranh căng thẳng kéo dài hai tháng trời, đông bào của họ tại Port Vila dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Thợ thuyền (c) trực thuộc Tổng Công hội Pháp tại Tân đảo, mới dành được quyền xây cất cho họ một bia mộ tưởng niệm (d) ”.
Chú dẫn: (a) Bốn người liên quan đến Vụ án mưu sát tên chủ C. tại đồn điền Malo-Pass năm 1929 đã bị Toà án Port Vila kết án từ hình và bị đầy sang bên Nouméa – Tân Thế giới. Ngày 27 tháng 7 năm 1931, tầu “La Pérouse” đưa họ từ Nouméa về Port Vila cùng với hai tử tù khác. Máy chém đã được dựng ngay trong đêm hôm đó.
Đúng 6 giờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1931, chính quyền sở tại cho thi hành án từ hình. Xin mời quý vị đọc chi tiết vụ án Malo Pass trên Blog “Tân đảo Xưa và Nay”. http://jeanvanjeanchandang.blogspot.com/
(b) Như vậy thi thể của 4 người chủ mưu trong vụ án cùng với hai tội phạm khác đã được chôn chung trong một hố và lấp đất. Chính quyền địa phương ra lệnh cấm không cho đắp nấm mồ, không cho cắm bia mộ.
Rồi 15 năm sau đó (1931-1946), dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Thợ thuyền VN trực thuộc Tổng công hội Pháp CGT, sau hai tháng đấu tranh căng thẳng, Bia mộ tưởng niệm đã được xây dựng để vinh danh họ. Nhưng chỉ là đài tưởng niêm không tên, xung quanh có chằng dây xích sắt. Mãi đến năm 2007, ông Ngô văn Vũ – chủ tịch công giáo VN tại Port Vila lúc đó đã tìm được danh tính của họ như hiện nay.
(c) Liên đoàn Thợ thuyền lúc đó thực chất sau này là Việt nam Công đoàn – thành viên của Tổng Công hội Pháp CGT (Confédération Générale du Travail) do chính ông Đồng Sỹ Hứa làm Tổng Thư kí đầu tiên.
(d) Dưới sự lãnh đạo của Liên hiệp Thợ thuyền VN – thành viên của CGT Pháp, Cộng đồng người VN tại Port Vila đã tốn bao công sức trong 2 tháng trời đấu tranh căng thẳng với nhà cầm quyền địa phương, mới dành được quyền xây dưng bia mộ này.
Đến năm 1986, do không hiểu rõ nguồn gốc, lai lịch của vấn đề và lầm tưởng là Chính quyền Pháp xây dựng bia mộ kỉ niệm có giây xích chằng xung quanh, nên một vài người VN ở Port Vila cùng với chính quyền Oan-tà Li-ni phá trụ xi-măng và xích chằng chung quanh.
Những người phá bỏ cộ trụ và xích sắt nói: Tây nó chặt đầu lại còn chằng dây xích để trói buộc, vậy chúng ta phải phá xiềng xích để giải thoát cho linh hồn của người chết được tự do. Nhưng thực ra, chỉ vì lầm tưởng mà họ đã vô tình phá bỏ một di tích lịch sử mà cộng đồng người phu mộ VN ở đây đã tốn bao công sức tôn tạo nên để vinh danh những con người đã dám hy sinh thân mình loại trừ tên chủ tàn ác, mang lại tự do và công lý cho hàng ngàn người phu mộ VN đã và đang bị áp bức, làm thân trâu ngựa dưới ách thống trị của thực dân thời đó.
Do vậy, nhiều người đặt câu hỏi: Có nên xây lại cột trụ xi-măng và dây xích chằng để tôn tạo lại di tích như trước không? Đó là một điều chính đáng. Nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm để tôn tạo di tích bia mộ tưởng niệm này? Hãy chờ để cho lịch sử và thời gian phán quyết…
Xin chào và chân thành cảm ơn quý vị đã ghé thăm và chia sẻ. Để biết thêm đôi điều về Vanuatu, xin mời bấm vào đây để xem trang ảnh của jeanvanjean. http://www.panoramio.com/user/5191672
Giá như còn nguyên di tích với giải xích xung quang cũng là trang trọng (kiểu thiết kế của Tây Phương). Sửa lại như cũ mang được dấu ấn lịch sử (nguyên trạng đã xây dựng) nhưng không có điều kiện và chỉ trang hoàng lại uy nghiêm mộ chí cũng là tốt.
RépondreSupprimerCó điều gặp lại được bác Hứa thì tốt quá anh Đại ạ vì đến năm sau (2015) bác ấy mới ... mất !
Xin chào và thành thực cảm ơn bạn Minh đá ghé thăm và chia sẻ.
SupprimerVề điều kiện kinh phí thì không có gì trở ngại cả vì thực ra cũng không đáng bao nhiêu.
Cái khó ở đây là số người trước đây liên quan đến việc phá cột trụ và xích chằng có đồng tình để làm không, vì họ là những người nắm giữ vai trò chủ chốt của cộng đồng người VN tại đây...
Xin cảm ơn bạn Minh đã nhắc khéo để mình sửa lại năm cụ Hứa mất.
Chúc bạn và gia đinh luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Bài viết thật xúc động, tôi đã hiểu thêm về lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất!
RépondreSupprimerRất lấy làm hân hạnh và Xin chân thành cảm ơn anh Nam Tuan đã xem bài viết và chia sẻ với lời bình vô cùng xúc tích, nói lên tình cảm sâu đậm đối với lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc VN nói chung và của cộng đồng người phu mộ VN nói riêng tại Tân đảo, nơi đất khách quê người thời kì thực dân thế kỉ 19-20...
SupprimerXin gửi anh Nam Tuan lời chào trân trọng.
Bài viết của anh Đại rất hay bởi vì nó đầy đủ thông tin của những người Việt dũng cảm dám chống lại sự cai trị hà khắc của giới chủ ở Tân Đảo. gây niềm xúc động cho người đọc.Carm ơn anh nhiều
RépondreSupprimer