VIỆT NAM
ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
Hội
ngộ với một cựu chiến binh – Người Chiến sĩ Điên Biên phủ
Jean
Vanson ghi chép và lên trang Blog
Câu
chuyện thật tình cờ. Bữa nọ, đến thăm sức khỏe của ông bác thông gia với ông
anh vợ nhà mình. Hàn huyên chuyện trên trời dưới biển. Bỗng nhiên, ông chợt hát
thầm mấy
câu “Giải phóng Điên biên”. Hóa ra chính ông là một cựu chiến binh. Thế
là chuyển sang câu chuyện về người Chiến sĩ Điện biên năm xưa. Chắc chắn ông là
một trong số những người rất hiếm hoi của hàng ngũ các chiến binh
Điện Biên còn sót
lại. Một nhân chứng sống động của
cuộc chiên tranh nhân dân thần thánh chỉ có ở một dân tộc vĩ đại.
Ông
Phạm văn Ngợi và Phu nhân lúc còn trẻ
Ông
tên Phạm văn Ngợi gốc gác
ở Xóm Trung Đằng giang thành phố Hải phòng.
Sinh năm 1930. Đã chin mươi xuân, nhưng xem chừng ông còn dư phong độ, nhanh nhẹn và cực kì minh mẫn. Ông không quên một chi tiết nhỏ nào từ thuở
hàn vi.
Tiểu
sử của ông cũng gần giống như nhiều người nông dân nghèo vùng biển Hải phòng kiên cường khác. Thời đô hộ, ở sát cạnh làng ông có
lô-cốt và bốt canh của Tây. Ai đi qua đó đều bị khám xét. Nhất là đàn bà và chị
em phụ nữ thường bị chúng làm nhục. Tuy còn trẻ nhưng ông đã nung nấu quyết tâm thoát ly ra vùng tự
do theo kháng chiến.
Tháng
hai năm 1949, ông theo chân mấy người làng đi vào tận vùng núi Trường yên Ninh
bình gia nhập quân đội Việt
minh. Ông được giao nhiệm vụ làm bảo vệ Sở Quân giới trong hang núi
Bích động.
Hang
núi Bích động Tràng an. Cơ sở kháng chiến của Việt minh năm xưa.
Năm
1953, ông được điều động sang
Trung đoàn 45 pháo binh thuộc đại đoàn 351 và bí mật đưa pháo lên đồi Him lam gần giáp với đồi A1. Ông
đã hành quân
vượt đèo và
núi rừng hiểm trở dọc quốc lộ 13 và 46. Qua các đường
mòn tỉnh Hòa bình, Sơn la, sông Đà để lên Điện biên v.v...
Hai mũi
giáp công bằng đường bộ của quân đội Việt minh và
Đương tiếp
vận của quân đội Pháp băng máy bay từ Hà nội và Hải phồng.
Kéo pháo
vào trận địa trên đồi Him lam
Ông Ngợi kể lại những khó khăn cực kì vất vả trong việc
kéo pháo qua rừng rậm, qua vách núi cheo leo dựng đứng. Nhiều nơi đã phải tháo
rời từng bộ phận của pháo mang vác trên vai trần. Càng đến gần núi rừng Điện
biên càng khó khăn. Vì máy bay của Tây lượn lờ suốt ngày đêm.
Đó là những ngày giữa tháng 2 năm 1954, Trung đoàn 45 thuộc Đại đoàn 351 pháo mặt đất được lệnh bỏ xe ở ngoài, dùng sức người kéo
vào trận địa để đảm bảo bí mật. Mỗi khẩu pháo nặng trên 2 tấn, để kéo được phải trên dưới 100 người. Đường vào trận địa mới mở, quá
hẹp, dốc cao lại thêm trời mưa ướt, lầy lội đồng thời phải kéo pháo ban đêm không được soi đèn, chỉ cần sơ suất
một tí là cả pháo và người có thể văng xuống vực thẳm, cựu chiến binh Điện biên nhớ lại.
Kéo pháo
vào và kéo pháo ra
Thật bất ngờ, sau gần chục ngày lăn lộn bùn đất, quần áo lấm lem tơi tả, chân tay xây xát máu me, hai mắt quầng thâm vì thiếu ngủ để kéo pháo vào trận địa, ông Ngợi cùng đồng đội lại nhận được lệnh kéo pháo ra
để chuyển từ phương châm đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc dưới sự chỉ huy của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đêm 4 tháng 3 năm 1954, những chàng trai tuổi đời trên dưới đôi mươi lại bắt đầu lộ trình kéo pháo ra dưới làn đạn của quân thù. Cũng trong đêm đó, ông Ngợi đã trúng mảnh đạn
vào đầu
và hai chân làm ông bất tỉnh.
Khi tỉnh dậy , ông thấy đầu bị băng bó và
đang nằm trong trạm quân y hậu tuyến. Ông không còn nhớ chuyện gì đã xẩy ra với
ông. Ít lâu sau ông được chuyển vể Trạm quân y Phú Thọ.
Nỗi kinh hoàng của giặc Pháp khi quân ta nã pháo
Nhưng sự hy sinh, gian khổ của ông Ngợi và đồng đội đã mang lại kết quả to
lớn. Sau thời gian chuẩn
bị đánh chắc tiến chắc, chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, chính lực lượng pháo binh đã nổ phát
súng đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm Mường thanh, mở màn 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên
Phủ chấn động cả Thế giới. Kết quả ngày 7 tháng 5
quân đội Pháp đã phải đầu háng vô điều kiện.
Tập
trung nã pháo lên đồi A1. Mở đường cho bộ binh chiếm lĩnh trận địa.
Ngày 07/5/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta.
Sau khi bình phục, năm 1955 ông Ngợi trở
về đơn vị cũ. Và năm 1956, ông được cử
đi học lớp trinh sát đặc nhiệm. Nhưng do vết thương đầu tái phát, ông được xuất
ngũ.
Trở lại Hậu phương
Năm 1957. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ,
ông Phạm Văn Ngợi đã trở về địa phương nhận công tác mới. Ban đầu ông được đề bạt
làm trưởng ban tài chính xã hai năm. Năm 1958, ông được bầu làm chủ nhiệm Hợp
tác xã kiêm đội trưởng đội nuôi cá.
Năm 1970, ông Ngợi được bầu lam Bí thư Đảng
ủy xã . Chủ nhiệm thủ công cơ khí . Kiêm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Xã. Sau làm
Phó Chủ tịch Xã. Trong suốt thời gian công
tác ở địa phương, ông Ngợi luôn đi đầu và
gương mấu chấp hành thực hiên mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Một
lòng một dạ phục vụ và lãnh đạo bà con nông dân đoàn kết chống chiến tranh phá
hoại của không quân Hoa kì. Phấn đấu xây dựng phong trào phát triển kinh tế vững
mạnh của Xã theo đúng tinh thần quyết chiến quyết thắng của người chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Công lao cống hiến của
ông Ngợi đã được ghi nhận:
·
Huân chương Chiến thắng
chống Pháp loại 3.
·
Huy chương Đại đoàn kết
toàn dân loại 1.
·
Huân chương chống Mỹ cứu
nước hạng 2.
·
Huy hiệu 50 tuổi Đảng và
nhiều loại Huy chương khác.
·
Rất nhiều bằng khen của
Trung ương và thành phố.
Do tình hình sức khỏe yếu, nên ông đã xin nghỉ hưu năm 2000. Hiện nay ông vẫn còn mang mảnh đạn trên đầu. Nhìn ông đi đứng không ai nghĩ ông đã 90 tuổi.
Tiểu sử về hoạt động của ông Phạm văn Ngợi trong chiến tranh
chống giặc ngoại xâm cũng như hoạt động xã hội rộng lớn của ông sau này là cả một
quãng đường dài. Là cả một trang sử vẻ vang có chiều dầy lịch sử xứng đáng được
tôn vinh. Tóm lại, ông Ngợi là một tấm gương lớn, là một cựu chiến binh đã công
hiến tuổi xuân trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tọc Việt nam. Đồng
thời cống hiến cả quãng đời còn lại để bảo
vệ an ninh và xây dựng xóm làng trù phú. 50 năm tuổi Đảng của ông đã nói lên tất
cả. Xin mạn phép được tóm tắt và kết thúc câu chuyện về cuộc gặp gỡ với người chiến
sĩ Điện biên năm xưa tại đây.
Khu vườn cây cảnh nhà ông Phạm văn Ngợi
Trích đoạn
thơ Tố Hữu về Chiến tháng Diện biên phủ
… ”Hoan hô
chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp!
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp!
Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi
Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại
Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp!
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp!
Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi
Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại
Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất
nước, như
Huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng!
Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hoà vui chung.
Huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng!
Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hoà vui chung.
Hoan hô
chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện”…
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện”…
Tác giả bài viết xin chân thành kính chúc ông bà Ngợi và gia đình luôn luôn
khỏe mạnh, yên vui tuổi già cùng gia dình và con cháu.
Xin kính chào và trân trong cảm ơn quý vị và bạn đọc xa gần đã ghé
thăm Blog và xem bài viết. Xin chúc mọi người sức khỏe tốt đẹp và niềm vui hạnh
phúc.